Vương tôn nữ Maud Vương_tôn_nữ_Maud,_Bá_tước_phu_nhân_xứ_Southesk

Vương tôn nữ Maud khi còn là một thiếu nữ

Năm 1900, Nữ vương Victoria trao tặng cho cha của Maud, Alexander Duff lãnh địa công tước thứ hai xứ Fife trong đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh với điều khoản đặc biệt quy định rằng tước hiệu sẽ được truyền cho hai chị em Alexandra và Maud, nếu như Alexander và Vương tôn nữ Louise không có nam duệ thừa kế. Maud trở thành người đứng thứ hai trong hàng ngũ kế vị công quốc, sau chị gái là Alexandra, và thực tế con trai của Maud kế thừa tước vị sau khi Vương tôn nữ Alexandra qua đời.

Với tư cách là chắt gái dòng nữ của một quốc vương Anh (Nữ vương Victoria) thông qua mẹ là Vương tôn nữ Louise xứ Wales, Maud không được hưởng danh hiệu Vương nữ của Vương quốc Liên hiệp Anh cũng như không được hưởng kính xưng Vương thân Điện hạ (Royal Highness). Thay vào đó, Maud được gọi là Công nương Maud Duff với tư cách là con gái của một công tước. [3] Maud đứng thứ sáu trong danh sách kế vị ngai vàng Anh vào thời điểm được sinh ra.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 1905, nhân dịp sinh nhật mẹ của Maud, lúc này được gọi là Vương nữ Louise, Vua Edward VII đã phong cho Vương nữ Louise tước hiệu Vương nữ Vương thất . Ông còn yêu cầu Garter King of Arms đăng công báo Maud và chị gái, Alexandra với kính xưng xưng Điện hạ và danh hiệu Vương tôn nữ đặt trước tên của hai chị em, được quyền ưu tiên ngay sau tất cả các thành viên của Vương thất Anh mang kính xưng Điện hạ Vương gia . [3]

Maud tham gia vào đoàn diễu hành dành cho các thành viên của gia đình vương thất khi tham dự lễ tang cấp nhà nước của Edward VII vào năm 1910 (bà được đề cập trên tờ Công báo Luân Đôn là "Vương tôn nữ Maud Điện hạ" và chị gái là "Vương tôn nữ Alexandra Điện hạ", không có chỉ định lãnh thổ "xứ Fife"). Maud cũng tham dự lễ đăng quang của bác mình, George V, vào ngày 22 tháng 6 năm 1911 cùng với gia đình vương thất và được gọi là "Her Highness Princess Maud".

Bác của Maud, Vua George V, trong sắc lệnh ngày 20 tháng 11 năm 1917, quy định lại các kính xưng và danh hiệu của gia đình vương thất bằng cách hạn chế tước hiệu Vương tử hoặc Vương nữ và kính xưng Royal Highness cho con của quân chủ, cháu nội quân chủ và con trai cả còn sống của con trai cả của Thân vương xứ Wales. Sắc Lệnh cũng tuyên bố rằng "các kính xưng Royal Highness, Highness hoặc Serene Highness, cũng như tước hiệu Vương tử và Vương nữ sẽ bị chấm dứt trừ những danh hiệu được ban tặng và sẽ không bị tước bỏ". Điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến Maud và chị gái Alexandra, những người được ban tặng tước hiệu từ ông ngoại của hai chị em là Edward VII, và George V cũng không yêu cầu tước bỏ tước hiệu của hai chị em. Do đó, Maud tiếp tục sử dụng danh hiệu của mình cho đến khi kết hôn năm 1923. [4] Kể từ khi kết hôn với Charles, Lãnh chúa Carnegie, bà chọn được biết đến với cái tên Phu nhân Maud Carnegie (hoặc, từ năm 1941, Bá tước phu nhân xứ Southesk), thay vì được gọi bằng tước vị vương thất của mình.

Maud cũng tham gia trong đoàn xe rước cùng với các thành viên của vương thất trong lễ tang của George V năm 1936; trong dịp này, bà được tờ Công báo Luân Đôn gọi là "Phu nhân Maud Carnegie". [5] Maud cũng tham dự lễ đăng quang của người anh họ, Vua George VI vào tháng 5 năm 1937, tham gia lễ rước của các thành viên vương thất, và chính thức được gọi là Phu nhân Maud Carnegie. [6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vương_tôn_nữ_Maud,_Bá_tước_phu_nhân_xứ_Southesk https://trove.nla.gov.au/newspaper/article/6505055... https://www.thegazette.co.uk/London/issue/34279/su... https://www.thegazette.co.uk/London/issue/34453/su... https://www.britishnewspaperarchive.co.uk/viewer/b... https://www.theguardian.com/uk-news/2022/jul/18/18... https://www.thegazette.co.uk/London/issue/36064/pa... https://www.thegazette.co.uk/London/issue/28401/su... https://www.thegazette.co.uk/London/issue/27901/su... https://www.thegazette.co.uk/London/issue/27852/su...